Muỗi Anopheles – Đặc điểm & Phương pháp phòng bệnh sốt rét

Muỗi Anopheles từ lâu đã được biết đến là loài muỗi gây bệnh nguy hiểm nhất trên thế giới, là vật chủ trung gian truyền bệnh sốt rét cho người. Vậy, điều gì khiến loài muỗi này trở nên đặc biệt nguy hiểm và chúng ta có những biện pháp nào để phòng chống? Trong bài viết dưới đây, PestMen sẽ cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích về phương pháp phòng bệnh sốt rét hiệu quả và an toàn nhất.

Đặc điểm của muỗi Anopheles như thế nào?

Loài muỗi Anopheles thuộc lớp côn trùng, bộ hai cánh, ngành chân khớp, họ Culicidae – một trong 4 loài muỗi có khả năng lây truyền ký sinh trùng sốt rét mạnh nhất.

Đặc điểm muỗi Anopheles Mô tả
Hình dáng và kích thước Kích thước của muỗi Anopheles thường lớn hơn những loài muỗi khác. Thân hình khá mảnh dẻ gồm 3 phần đầu – ngực – bụng và có râu dài phân ra nhiều đoạn.
Màu sắc Tùy thuộc vào đặc tính loài và khu vực sinh sống, muỗi Anopheles thông thường có màu nâu hoặc đen.
Hoạt động Muỗi Anopheles hoạt động mạnh mẽ vào thời điểm buổi sáng sớm hoặc tối, ít ánh nắng trực tiếp.

Các khu vực hoạt động sẽ gần các nguồn nước ngọt như ao, hồ, sông suối để dễ dàng sinh sản.

Nguồn thức ăn Các con muỗi cái Anopheles lấy nguồn dinh dưỡng chính từ máu động vật, bao gồm cả máu người. Chúng là tác nhân lớn gây bệnh sốt rét với khả năng lây nhiễm virus Plasmodium.
Quá trình phát triển Muỗi Anopheles là côn trùng phát triển từ trứng, trở thành ấu trùng muỗi, thành nhộng (loăng quăng) và biến thành muỗi trưởng thành. Chúng thường phát triển ở trong nước trong suốt các quá trình này.
Vòng đời Vòng đời của loài muỗi này không quá dài, chỉ trong vòng 1 – 2 tuần. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp loài muỗi này sống lâu hơn do môi trường thuận lợi.
Môi trường sống Loại muỗi Anopheles thích ứng dễ dàng với nhiều môi trường sống khác nhau, đa số tập trung tại các nguồn nước ngọt để dễ dàng đẻ trứng và phát triển đàn ấu trùng.
Đặc điểm của muỗi Anopheles như thế nào?
Đặc điểm hình thái của muỗi Anopheles

2. Những loài muỗi Anopheles chính mang bệnh sốt rét

Theo thống kê nghiên cứu khoa học về loài muỗi, hiện nay có khoảng 420 loại thuộc họ Anopheles. Theo điều kiện tự nhiên ghi nhận trong số đó có 70 loài là vector gây sốt rét cho người.

Tại Việt Nam số lượng loài muỗi Anopheles được xác định là 64, bao gồm 15 loài có khả năng lây truyền sốt rét. Trong đó, 3 vector sốt rét chính đó là Anopheles epiroticus, Anopheles dirus và Anopheles minimus.

Muỗi Anopheles minimus

Đây là loài muỗi xuất hiện nhiều tại các khu vực rừng và đồi núi cả nước, có nhiều nhất tại những khu vực có độ cao từ 200 tới 800m. Khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng là nơi tập trung ưa thích của loài muỗi này.

Chúng ưa thích máu người và tùy thuộc vào từng khu vực mà tỷ lệ đốt sẽ thay đổi. Ví dụ, đối với những địa phương ít có sự xuất hiện của trâu bò, tỷ lệ đốt máu người cũng cao hơn. Thời gian hoạt động cao điểm của loài muỗi này rơi vào khoảng thời gian từ 22h đêm hôm trước đến 3h sáng hôm sau.

Vị trí cư ngụ ưa thích của muỗi An.minimus thường là khu vực trong nhà, tại những điểm kín và tối như gầm giường, gầm bàn, các góc tường, vách tủ, mái tranh,… Tuy nhiên, vẫn có một số lượng loại muỗi này trú ẩn tại các hốc đất, hốc cây, ven suối. Nhất là ở những địa phương người dân đã sử dụng hóa chất và các chất diệt côn trùng trong nhà.

Muỗi Anopheles minimus
Muỗi Anopheles minimus

Muỗi Anopheles dirus

Muỗi Anopheles dirus còn có tên khoa học thuộc định loại Anopheles balabacensis. Loài muỗi này sống chủ yếu tại các cánh rừng, chúng đốt máu các loài linh trưởng: đười ươi, vượn, khỉ,… và nếu có cơ hội, chúng rất ưa thích máu người. Ngoài ra, cũng có thể dễ dàng tìm thấy loại muỗi này tại các khu vực trồng cây công nghiệp, cây ăn quả.

Tại môi trường Việt Nam, chúng hoạt động mạnh nhất trong khung giờ từ 20h – 24h. Theo thống kê tại một số địa phương có khoảng 85% muỗi xuất hiện trước 12h đêm và chỉ có 15% sau 12h đêm.

Nhiều nghiên cứu khoa học cũng thống kê được loài muỗi này xuất hiện nhiều tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên nước ta. Đặc biệt tỷ lệ vector lây bệnh sốt rét của chúng khá dày đặc tại vùng rừng Khánh Hòa, Gia Lai, vùng ven rừng các tỉnh Ninh Thuận, Đắk Lắk và Bình Định.

Chúng cũng có tập tính thường trú đậu ở ngoài nhà và đốt máu sớm trước 12h. Vì thế mà biện pháp tẩm hóa chất chống muỗi cho màn ngủ hoặc phun thuốc diệt côn trùng trong nhà ít ảnh hưởng tới chúng. Tuy vậy, cũng tùy thuộc vào từng khu vực và từng mùa mà tập tính của loài muỗi này sẽ có sự thay đổi.

Muỗi Anopheles dirus
Muỗi Anopheles dirus

Muỗi Anopheles epiroticus

Tên khoa học định loại của muỗi Anopheles epiroticus là Anopheles sundaicus. Tại Việt Nam, chúng phân bố phổ biến ở vùng nước lợ tính từ tỉnh Phan Thiết trở về miền Nam.

Đặc biệt là ở các vùng Bạc Liêu, Lâm Đồng, Long An, Bến Tre,… Đây là loại muỗi ưa thích máu người và máu động vật, gia súc, tuy vẫn có sự thay đổi tỷ lệ đốt máu tùy theo khu vực. Muỗi Anopheles epiroticus cư ngụ ở khu vực nhà ở, chúng hoạt động suốt đêm, đều đặn và không có thời gian đỉnh điểm.

Muỗi Anopheles epiroticus
Muỗi Anopheles epiroticus

Muỗi Anopheles truyền bệnh theo cách thức nào?

Chỉ có muỗi cái Anopheles hút máu để thực hiện chức năng duy trì nòi giống và sinh sản. Loài muỗi này có cách thức truyền bệnh như sau:

  • Muỗi cái Anopheles đốt người mang mầm bệnh sốt rét và mang máu có chứa ký sinh trùng virus trong hệ tuần hoàn của chúng. Lúc này, các con ký sinh trùng virus sốt rét đã xâm nhập vào cơ thể muỗi cái, tiếp tục quá trình phát triển tại tuyến nước bọt hoặc dạ dày muỗi.
  • Sau đó, muỗi cái tiếp tục đốt người tiếp theo truyền thoa trùng vào vật chủ mới. Khi đó, thoa trùng mang mầm bệnh di chuyển tới gan qua máu của người và bắt đầu quá trình phát bệnh từ 9 tới 12 ngày.
  • Sau 9 – 12 ngày khi virus thâm nhập, ký sinh trùng tiến hành phân liệt và đi qua hồng cầu tiếp tục nhân lên. Người bệnh lúc này sẽ bắt đầu những triệu chứng mệt mỏi đầu tiên. Những tế bào vô tính bị tiêu hóa cùng với hồng cầu, trong khi các tế bào hữu tính tiếp tục phát triển thành các giao bào.
  • Nếu người bệnh tiếp tục bị muỗi Anopheles đốt, chu trình sẽ tiếp tục được lặp lại với một vật chủ mới.
Muỗi Anopheles truyền bệnh theo cách thức nào?
Cách thức truyền bệnh của muỗi Anopheles

Kỹ thuật để các chuyên gia côn trùng y học tìm ra vai trò truyền bệnh sốt rét của muỗi Anopheles chính là mổ muỗi. Phương pháp này giúp các nhà khoa học hiểu rõ các đặc tính sinh lý của muỗi như: Có mang ký sinh trùng sốt rét trong cơ thể là các thoa trùng (sporozoite) trong tuyến nước bọt và nang trùng (oocyst) trong dạ dày hay không; muỗi đã sinh sản bao nhiêu lần, đã sống trong bao lâu; muỗi thường hút máu người hay gia súc,…

Thực hiện kỹ thuật này giúp các chuyên gia đánh giá tốt hơn về hoạt động của muỗi tại khu vực, nhằm xây dựng các kế hoạch phòng chống hiệu quả. Mổ muỗi cũng là một kỹ thuật truyền thống cổ điển có thể thực hiện dễ dàng dưới kính lúp tại các cơ sở y tế địa phương.

Tham khảo giải pháp phòng chống muỗi Anopheles

Muỗi Anopheles là loài cực kỳ nguy hiểm đối với sức khỏe và tính mạng con người. Chính vì vậy, nhằm hạn chế sự lây nhiễm của virus sốt rét, bạn cần nắm rõ về các biện pháp phòng chống muỗi.

    • Chú ý đến môi trường sống: Cần tạo được một môi trường sống sạch sẽ, giữ gìn vệ sinh, thông thoáng. Đặc biệt lưu ý, tránh để ao tù, nước đọng gần khu vực sinh sống sẽ tạo môi trường lý tưởng cho muỗi phát triển.
    • Phát quang bụi rậm: Cây cỏ mọc thành các bụi rậm có thể trở thành nơi trú ngụ ưa thích của các loài muỗi Anopheles. Các gia đình cần chú ý việc phát quang bụi rậm, dọn sạch cây cỏ quá cao xung quanh nhà. Từ đó, sẽ giúp kiểm soát giảm thiểu nơi ẩn náu của muỗi Anopheles.
  • Dùng kem chống muỗi: Kem chống muỗi có chứa các thành phần như Picaridin, DEET,… giúp ngăn chặn phần nào việc bị muỗi cắn. Nên xoa lại sau 1-2 tiếng để đảm bảo công dụng.
  • Hạn chế ra khỏi nhà vào buổi tối: Thời điểm buổi tối thường là lúc muỗi Anopheles hoạt động mạnh mẽ, nên hạn chế ra đường vào thời điểm này.
  • Dùng đèn chống muỗi, bắt muỗi: Hiện nay trên thị trường đã có những dòng đèn LED, hoặc đèn chứa tia UV để thu hút và tiêu diệt muỗi khá hiệu quả.
  • Dùng màng lưới chống muỗi: Tại các cửa sổ và cửa ra vào của gia đình nên lắp các tấm màng lưới chống muỗi để hạn chế sự xâm nhập của muỗi.
  • Phun thuốc diệt muỗi: Định kỳ từ 4 – 6 tháng, bạn nên phun thuốc diệt muỗi tại nhà để tiêu diệt chúng.
  • Sử dụng màn tẩm hóa chất chống muỗi khi ngủ: Màn có tẩm hóa chất không tồn lưu có thể bảo vệ cả gia đình có được giấc ngủ ngon, bớt đi nỗi lo bị muỗi Anopheles đốt.
  • Nâng cao ý thức cộng đồng: Cần tăng cường giáo dục mọi người về nguy cơ lây nhiễm sốt rét từ muỗi Anopheles, cách phòng chống và kêu gọi người dân tiêm phòng vaccine phòng bệnh theo thời hạn.
Tham khảo giải pháp phòng chống muỗi Anopheles
Giải pháp phòng chống muỗi Anopheles đơn giản tại nhà

Trên đây là những thông tin hữu ích về loài muỗi Anopheles gây nguy hiểm đến tính mạng được PestMen chia sẻ. Đồng thời, hãy nâng cao kiến thức phòng chống bệnh sốt rét và muỗi Anopheles để bảo vệ an toàn cho chính mình và gia đình. Nếu bạn có những cách phòng tránh loại muỗi Anopheles hiệu quả và nhanh chóng hơn, hãy chia sẻ với PestMen để chúng tôi có cơ hội cập nhật những thông tin mới nhất cho tất cả mọi người cùng tham khảo và phòng tránh.

 

Danh mục

Hỗ trợ khách hàng