Mối là gì? Đặc điểm sinh học & vòng đời của con mối

Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao những công trình kiến trúc đồ sộ lại bị tàn phá âm thầm? Thủ phạm đứng sau những vụ phá hoại đó chính là mối. Những sinh vật nhỏ bé này lại có khả năng “ăn mòn” gỗ đáng kinh ngạc, chúng đã và đang gây ra những thiệt hại vô cùng lớn. Để hiểu rõ hơn về “kẻ thù” thầm lặng này và tìm cách đối phó hiệu quả, hãy cùng PestMen khám phá bài viết dưới đây.

Thông tin khái quát về con mối

Mối là sinh vật xuất hiện trên Trái Đất từ hàng triệu năm trước. Với hơn 2700 loài đã được phát hiện, chúng đã trở thành những loài côn trùng xã hội có tổ chức cao.

Hình thái bên ngoài con mối

Mối sinh sản, bao gồm: mối chúa, mối vua, mối dự bị và mối cánh.

  • Kích thước: Thường lớn hơn các loại mối khác, đặc biệt là mối chúa có bụng rất to để chứa trứng (60 – 70mm).
  • Đầu: Đầu của mối sinh sản phát triển hơn với các mắt kép lớn, giúp chúng định hướng và tìm kiếm bạn đời.
  • Râu: Thuộc dạng chuỗi hạt, có chức năng cảm nhận mùi và môi trường xung quanh.
  • Bụng: Phát triển lớn, chứa nhiều tế bào sinh sản và tuyến sinh dục.
  • Cánh: Sau khi giao phối, mối cánh sẽ rụng hết cánh và trở thành mối vua hoặc mối chúa.

Mối không sinh sản gồm có 2 loại là mối thợ và mối lính.

  • Kích thước: Mối không sinh sản nhỏ hơn mối sinh sản, thường chỉ dài từ 4 đến 10mm.
  • Cánh: Không có cánh, do đó chúng không thể bay và chỉ di chuyển trong tổ hoặc khu vực gần tổ.
  • Đầu: Đầu và mắt nhỏ hoặc không có mắt vì chúng không cần thị lực tốt để thực hiện các nhiệm vụ trong tổ.
  • Râu: Râu cũng có dạng chuỗi hạt, dùng để cảm nhận môi trường và giao tiếp với các thành viên khác trong tổ.
  • Bụng: Bụng nhỏ và ít phát triển hơn so với mối sinh sản, chủ yếu chứa các cơ quan tiêu hóa.
Hình thái bên ngoài con mối
Tìm hiểu về hình thái bên ngoài con mối

Hình thái bên trong con mối

Hình thái bên trong mối có cấu trúc chuyên biệt, giúp chúng tiêu thụ và tiêu hóa cellulose. Hệ thống tiêu hoá gồm 3 bộ phận chính là:

  • Ruột trước (thực quản, diều và mề): Chức năng chính là nghiền nhỏ thức ăn và đưa thức ăn vào ruột giữa.
  • Ruột giữa: Diễn ra quá trình tiêu hóa hóa học, nhờ các enzyme và vi sinh vật hỗ trợ.
  • Ruột sau: Hấp thụ nước và các chất dinh dưỡng còn sót lại, đồng thời tạo ra phân.

Vòng đời và tuổi thọ con mối

Mối là loài côn trùng nhỏ bé nhưng lại gây ra những thiệt hại không hề nhỏ cho tài sản của con người. Dưới đây là vòng đời và tuổi thọ của mối.

Giai đoạn hình thành trứng mối

Vòng đời mối bắt đầu từ những quả trứng nhỏ li ti, được sinh ra bởi mối chúa. Mỗi ngày, mối chúa có thể đẻ ra hàng ngàn quả trứng, hay còn được ví von là “nhà máy sản xuất mối” thực thụ.

Quá trình ấp trứng kéo dài từ vài tuần cho đến vài tháng, tùy thuộc vào điều kiện môi trường và loài mối. Khi trứng nở, những ấu trùng mối nhỏ xíu sẽ chui ra và bắt đầu cuộc sống mới.

Giai đoạn ấu trùng mối

Sau khi trứng nở ra sẽ chuyển sang giai đoạn ấu trùng. Ấu trùng mối có hình dạng tương tự như mối trưởng thành nhưng kích thước nhỏ hơn và màu sắc nhạt hơn. Chúng rất yếu ớt và cần được mối thợ chăm sóc, cung cấp thức ăn và bảo vệ.

Ấu trùng mối chủ yếu ăn chất dinh dưỡng từ thức ăn mà mối thợ mang về tổ, đặc biệt là cellulose từ gỗ và các vật liệu thực vật khác.

Giai đoạn mối trưởng thành

Khi ấu trùng mối hoàn thành các giai đoạn lột xác, chúng biến đổi thành mối trưởng thành. Trong giai đoạn này, các con mối phân hóa thành các vai trò khác nhau trong tổ, bao gồm mối thợ, mối lính và mối sinh sản.

Tuổi thọ của con mối

Tuổi thọ mối phụ thuộc vào từng vai trò và giống loài. Theo đó, mối thợ và mối lính thường chỉ sống từ 1 – 2 năm. Ngược lại, mối chúa có thể sống từ 10 đến 20 năm và thậm chí có những trường hợp đặc biệt kéo dài đến 25 năm hoặc hơn.

Tuổi thọ của con mối
Mối có 3 giai đoạn phát triển và tuổi thọ cao nhất trên 20 năm

loại mối phổ biến tại Việt Nam

Việt Nam với khí hậu nhiệt đới ẩm thường là môi trường sống lý tưởng cho nhiều loài mối. Dưới đây là 4 loại mối phổ biến nhất tại nước ta:

Mối gỗ khô

Đúng như tên gọi, mỗi gỗ khô thường làm tổ và sinh sống trực tiếp trong gỗ khô. Chúng không cần đến nguồn nước bên ngoài mà lấy nước từ chính gỗ chúng ăn (đồ gỗ nội thất, khung cửa, sàn gỗ,…).

Loài mối này có kích thước nhỏ hơn mối đất, màu sắc nhạt hơn và thường di chuyển chậm. Những nơi trú ẩn của mối gỗ khô thường để lại đường hầm nhỏ li ti trên bề mặt gỗ hoặc nghe thấy tiếng kêu lạo xạo phát ra từ bên trong gỗ.

Mối gỗ khô
Mối gỗ khô là loài mối chuyên ăn gỗ và trú ẩn ở hầm nhỏ

Mối đất

Mối đất là loài mối sống trong lòng đất và thường làm tổ ở những nơi ẩm thấp như gần nguồn nước, hệ thống ống nước hoặc nền móng nhà. Chúng sẽ xây dựng những đường hầm ngầm để di chuyển và tìm kiếm thức ăn.

Bên cạnh đó, mối còn gây hại cho các loại cây trồng, đặc biệt là các loại cây ăn quả. Chúng thường ăn rỗng rễ cây, làm cho cây bị chết hoặc sinh trưởng kém.

 Mối đất
Mối đất có khả năng phá hoại cây cối nghiêm trọng

Mối lính

Giống như những người lính, mối lính là những chiến binh bảo vệ tổ mối khỏi kẻ thù xâm phạm. Loài mối này có đầu to, hàm khỏe và thường có màu sắc sẫm hơn so với các loại mối khác.

Đặc biệt, vài loài mối lính còn có tuyến tiết ra chất hóa học để xua đuổi những con mồi tấn công. Tuy nhiên, chúng không có khả năng tự kiếm ăn mà phụ thuộc vào mối thợ để cung cấp thức ăn.

Mối lính
Mối lính đóng vai trò bảo vệ tổ mối an toàn

Mối cánh

Mối cánh là những con mối trưởng thành có cánh và có nhiệm vụ bay ra khỏi tổ để lập ra những tổ mối mới. Chúng thường xuất hiện vào mùa mưa khi độ ẩm không khí cao.

Đặc điểm nổi bật nhất của mối cánh là chúng có 2 cánh dài bằng nhau. Sau khi bay ra khỏi tổ, mối cánh sẽ rụng hết cánh và tìm kiếm bạn tình để giao phối và thành lập tổ mới.

Mối cánh
Mối cánh còn được biết đến là nguồn gốc của mối chúa

Mối chúa

Mối chúa được mệnh danh là “nữ hoàng” quan trọng không thể thiếu trong tổ. Chúng có kích thước lớn nhất so với các loài mối còn lại. Mối chúa có bụng căng tròn chứa đầy trứng, có nhiệm vụ chính là sinh sản để duy trì bầy đàn và phát triển tổ mối.

Trong quá trình sinh sản, mối chúa được mối thợ chăm sóc rất kỹ lưỡng và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Ngoài ra, mối chúa còn tiết ra loại hormone đặc biệt, có tác dụng điều khiển hành vi các thành viên khác trong tổ.

Mối chúa
Mối chúa là những cá thể cái có chức năng sinh sản khủng

Yếu tố dễ dàng thu hút mối tìm đến cư ngụ

Mối thường bị thu hút bởi những nơi có nguồn thức ăn dồi dào và môi trường ẩm ướt. Dưới đây là những yếu tố chính khiến ngôi nhà trở thành “miếng mồi ngon” cho mối:

  • Thức ăn nhiều: Mối rất thích gỗ, các vật dụng bằng gỗ như đồ nội thất, khung cửa, sàn gỗ… là nguồn thức ăn khó cưỡng đối với chúng.
  • Độ ẩm cao: Những nơi ẩm thấp như nhà tắm, nhà bếp, tầng hầm, hoặc các khu vực bị rò rỉ nước là môi trường lý tưởng cho mối sinh sôi.
  • Nhiệt độ ổn định: Mối thích những nơi có nhiệt độ ổn định, không quá nóng cũng không quá lạnh.
  • Cây cối gần nhà: Cây cối hoặc bụi rậm tiếp giáp với nhà tạo điều kiện thuận lợi cho mối xây tổ gần nhà.

Mối xâm nhập vào nhà bằng những con đường như sau:

  • Các khe hở trên tường, sàn nhà, trần nhà, cửa sổ là những con đường chính để mối xâm nhập.
  • Mối có thể theo đường ống nước, dây điện để di chuyển từ bên ngoài vào bên trong nhà.
  • Xâm nhập vào nhà thông qua các vật liệu xây dựng bị nhiễm mối như gỗ, giấy dán tường…
  • Cuối cùng, chúng có thể bám vào các đồ vật như đồ gỗ, thùng carton…

Một vài điểm thú vị về loài mối

Mặc dù là loài côn trùng quen thuộc nhưng có nhiều sự thật mà chúng ta thường lầm tưởng về chúng.

Khả năng quan sát của mối khá kém

Trái ngược với hình ảnh những sinh vật nhỏ bé cần phải luôn cảnh giác, mối lại có khả năng quan sát khá hạn chế. Chúng không có thị lực tốt và chủ yếu dựa vào các giác quan khác như khứu giác và xúc giác để tìm kiếm thức ăn và định hướng.

Tuy nhiên, không có nghĩa mối là loài vật hoàn toàn “mù quáng”. Chúng có thể cảm nhận được những rung động nhỏ nhất để phát hiện nguy hiểm và tìm kiếm đường đi.

Khả năng quan sát của mối khá kém
Thị lực mối khá kém và di chuyển chủ yếu bằng cảm nhận

Nguồn thực phẩm đặc biệt của loài mối

Nguồn năng lượng chính của mối đến từ gỗ. Chúng có hệ vi sinh vật siêu đỉnh trong bụng, giúp phân hủy cellulose có trong gỗ thành đường để cung cấp năng lượng. Nói cách khác, mối chính là những “nhà máy tái chế gỗ” phiên bản nhỏ. Bên cạnh đó, chúng còn thích nhâm nhi cả giấy, vải, tinh bột, lá cây, rễ cây,…

Loài côn trùng duy nhất có thể tiêu hoá Cellulose

Như đã giới thiệu, thành phần chính trong khẩu phần ăn của mối là cellulose – hợp chất hữu cơ có nhiều trong gỗ và khá khó tiêu hoá. Tuy nhiên, mối lại có thể tiêu hóa cellulose nhờ vào hàng tỷ vi sinh vật sống cộng sinh trong ruột. Những vi sinh vật này sản xuất ra các enzyme giúp phân hủy cellulose thành các chất dinh dưỡng mà mối có thể hấp thụ dễ dàng.

Loài côn trùng “ưa” sạch sẽ

Nghe có vẻ khá bất ngờ khi nói về loài côn trùng gây hại như mối lại có thói quen sạch sẽ. Tuy nhiên, đó là sự thật vì chúng thường xuyên dọn dẹp các chất thải và xác chết ra khỏi tổ để tránh lây nhiễm bệnh. Ngoài ra, mối còn có những khu vực đặc biệt trong tổ để xử lý chất thải, tránh được các loại vi khuẩn, nấm và các loại ký sinh trùng có hại.

Loài côn trùng “ưa” sạch sẽ
Mối có tập tính dọn dẹp sạch sẽ nơi chúng sinh sống

Ảnh hưởng khôn lường của mối đối với con người

Khi nhắc đến mối, nhiều người chắc hẳn không còn quá xa lạ với những thiệt hại mà nó gây ra trong cuộc sống.

Hủy hoại tài sản, mỹ quan đô thị

Mối từ lâu đã trở thành kẻ thù số 1 đối với các công trình xây dựng. Khi xâm nhập, mối gặm nhấm gỗ, làm suy yếu kết cấu của nhà cửa, gây ra những vết nứt, lỗ hổng và thậm chí là sập đổ.

Ngoài ra, mối còn gây ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị. Những ngôi nhà bị mối tấn công thường xuất hiện các vết nứt, lỗ hổng trên tường, sàn nhà và làm mất đi vẻ đẹp thẩm mỹ.

Đặc biệt, ở những khu vực có nhiều công trình gỗ như các khu di tích lịch sử, chùa chiền, mối còn gây ra những thiệt hại nghiêm trọng đến giá trị văn hóa và lịch sử.

Nguy cơ tìm ẩn ảnh hưởng sức khỏe

Mặc dù chưa có bằng chứng khoa học khẳng định mối gây bệnh trực tiếp cho người, song chúng lại là tác nhân gián tiếp gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Mối tạo điều kiện lý tưởng cho nấm mốc và vi khuẩn phát triển, làm ô nhiễm không khí trong nhà, từ đó gây ra các bệnh về đường hô hấp.

Chưa dừng lại ở đó, mối còn tạo ra những tiếng động khó chịu, đinh tai nhức óc. Con người thường bị đánh thức bởi những tiếng kêu rào rạo, từ đó khiến cơ thể mệt mỏi và mất ngủ mỗi ngày. Cuộc sống sẽ khó mà trọn vẹn khi phải sống chung với những vị khách không mời mà lại vô cùng phiền toái này.

Nguy cơ tìm ẩn ảnh hưởng sức khỏe
Những tác động to lớn mà mối gây ra đối với con người

Trên đây là những thông tin về mối – kẻ thù xảo quyệt, luôn tìm cách xâm nhập vào ngôi nhà thân yêu. Hy vọng với những kiến thức mà PestMen đã chia sẻ, người đọc đã hiểu rõ hơn về loài côn trùng đáng ghét này và có phương pháp ngăn ngừa hiệu quả.

Danh mục

Hỗ trợ khách hàng