Các loại côn trùng có ích và có hại cho con người

Côn trùng là lớp động vật không xương sống thuộc dòng chân khớp, có kích thước nhỏ bé, đa dạng về hình dạng và có vai trò lớn trong hệ sinh thái. Theo số liệu hiện tại, có hơn 900.000 loài côn trùng nhưng các nhà khoa học ước tính con số thực tế có thể lên đến hàng triệu loài. Qua bài viết này, hãy cùng PestMen tìm hiểu về các loại côn trùng gây hại và có ích cho để hiểu rõ hơn về đặc tính từng loài nhé. 

loại côn trùng truyền bệnh có hại cho người 

Côn trùng là phần thiết yếu trong hệ sinh thái của Trái Đất, nhưng nhiều loài có thể mang mầm bệnh nguy hiểm cho con người. Hiện nay, có 7 loại côn trùng phổ biến gây hại cho sức khỏe con người và vật nuôi bao gồm: loài muỗi, loài gián, các loại kiến, bọ chét, ve chó mèo, ruồi và mối. 

Muỗi

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), muỗi là nguyên nhân chính gây ra hơn 700.000 ca tử vong mỗi năm trên toàn châu lục. Muỗi truyền nhiều bệnh nguy hiểm như sốt rét, sốt xuất huyết, virus Zika và viêm não Nhật Bản. 

Điển hình nhất là bệnh sốt rét, gây ra bởi ký sinh trùng Plasmodium, đã ảnh hưởng đến khoảng 229 triệu người và gây ra 409.000 ca tử vong năm 2019. Tại Việt Nam, muỗi cũng là mối đe dọa sức khỏe khiến nhiều người quan ngại. Theo số liệu của Bộ Y tế, năm 2022 nước ta ghi nhận hơn 200.000 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó có 150 ca tử vong. 

Các loài muỗi khác nhau có khả năng truyền những loại bệnh khác nhau. Ví dụ, muỗi Anopheles là tác nhân chính truyền bệnh sốt rét. Muỗi Aedes aegypti & Aedes albopictus gây truyền bệnh sốt xuất huyết, Zika và chikungunya. Những loài muỗi này thường sinh sôi và phát triển mạnh ở những khu vực có khí hậu ấm áp và ẩm ướt, đặc biệt là ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. 

Muỗi
Muỗi gây ra nhiều bệnh truyền nhiễm và đe doạ tính mạng con người

Gián 

Tuy chỉ là loài côn trùng nhỏ bé, nhưng gián lại là tác nhân tiềm ẩn gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm. Theo nghiên cứu, chúng có hơn 30 loại vi khuẩn, 6 loại virus và vô số ký sinh trùng, sẵn sàng lây lan sang con người qua đường thức ăn, nước uống và đồ dùng sinh hoạt bị ô nhiễm. Tiêu chảy, kiết lỵ, tả, hen suyễn, dị ứng chỉ là những ví dụ điển hình cho những căn bệnh do gián gây ra.

Gián thường trú ẩn trong các khu vực ô nhiễm, nhà vệ sinh, bãi rác, rồi sau đó di chuyển vào các không gian sống của con người, mang theo hàng loạt vi khuẩn gây bệnh như Salmonella, E. coli và các tác nhân gây ngộ độc thực phẩm.

Bên cạnh đó, gián còn gây hại đối với sức khỏe con người thông qua chất thải, nước bọt và các phần cơ thể bị rụng. Những bộ phận của gián thường chứa các chất gây dị ứng mạnh và dẫn đến chứng hen suyễn ở trẻ em. Theo nghiên cứu từ Viện Y học Môi trường Hoa Kỳ, trẻ em sống trong nhà có nhiều gián có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn cao gấp 2 lần so với trẻ em sống trong nhà ít gián.

Gián
Tiếp xúc với gián tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn

Kiến 

Kiến là loài côn trùng vừa có lợi vừa có hại, tuỳ thuộc vào từng loại. Tuy nhiên, có 2 loài cực kỳ nguy hiểm nên phòng tránh là kiến ba khoang và kiến lửa. 

  • Kiến ba khoang: Chúng có kích thước từ 1 – 1,2 cm, thon dài như hạt thóc. Khu vực sinh sống là nông thôn, gần cánh đồng hay ao hồ. Độc tố pederin trong kiến ba khoang thường gây viêm da, phồng rộp và nhiễm trùng khi tiếp xúc. Dù không gây chết người như nọc rắn, nhưng vẫn gây ra tổn thương nghiêm trọng và kéo dài nếu không được xử lý kịp thời.
  • Kiến lửa: Có kích thước nhỏ khoảng 2-3 mm và sống ở những nơi ấm áp, nhiều thức ăn và có thể xâm nhập nhà cửa. Kiến lửa cắn thường gây cảm giác đau ngứa, vết cắn có thể phát triển thành mụn nước hoặc nhiễm trùng. Chất độc trong vết cắn không quá nguy hiểm, nhưng nếu bị đốt với số lượng lớn sẽ dẫn đến tử vong. 
Kiến
Kiến ba khoang và kiến lửa gây ngứa và bỏng da khi bị cắn

Mối 

Mối có gây phá hoại cao nhờ khả năng gặm nhấm và tiêu hóa Cellulose – thành phần chính của gỗ. Chúng di chuyển qua các khe hở, tường vách để xâm nhập vào nhà cửa, kho tàng, thư viện, kho sách,… gây tổn thất lớn về tài sản. 

Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới, mỗi năm mối gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu lên tới 5 tỷ USD. Tại Việt Nam, mối cũng là mối đe dọa lớn cho các công trình xây dựng, đặc biệt là ở các khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa.

Trên thực tế, loài mối không chứa chất độc gây hại cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, đối với những ai có cơ địa yếu thì rất dễ bị dị ứng và lên cơn hen suyễn khi tiếp xúc với mối. 

Mối
Mối không gây hại cho sức khoẻ nhưng phá hoại nhiều tài sản

Ruồi

Ruồi là loài côn trùng gây phiền nhiễu và lây truyền nhiều bệnh tật nguy hiểm cho con người. Chúng thường xuất hiện ở những nơi bẩn thỉu, có nhiều thức ăn thừa, rác thải. Có 2 loại ruồi đáng quan ngại là ruồi thông thường và ruồi giấm: 

  • Ruồi thường: Có kích thước khoảng 7 – 8 mm, màu xám đen và có lông trên cơ thể. Theo y học, ruồi mang trên mình nhiều vi khuẩn, virus, ký sinh trùng gây bệnh như tả, thương hàn, kiết lỵ, tiêu chảy,… Bên cạnh đó, chúng còn bám đậu trên thức ăn, đồ dùng, gây mất vệ sinh và khó chịu.
  • Ruồi giấm: Loài này nhỏ hơn ruồi thông thường, chỉ khoảng 3 – 4 mm. Chúng thường bay đậu quanh khu vực có trái cây, đồ ngọt hay rượu bia và mang trên mình vi khuẩn, nấm mốc gây hư hỏng thức ăn, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. 
Ruồi
Ruồi là loại côn trùng gây mất vệ sinh cho đồ ăn và thức uống

Bọ chét

Bọ chét là loài côn trùng ký sinh trên cơ thể động vật có vú như: chuột, chó, mèo,… và thậm chí là cả con người. Vết cắn của loài côn trùng này gây ra cảm giác đau nhức, ngứa và khó chịu, gây mẩn đỏ và sốt.

Bên cạnh đó, bọ chét còn là loài trung gian truyền một số bệnh nguy hiểm cho con người như: dịch hạch, sốt phát ban, sán dây,…

Bọ chét
Bọ chét là loài côn trùng trung gian truyền bệnh nguy hiểm cho con người

Ve chó mèo

Ve chó mèo là những loài ký sinh trùng nhỏ, hình bầu dục, sống trên da và ký sinh trên chó mèo. Chúng thường nhai da và hút máu để duy trì sự sống và phát triển, gây ra nhiều vấn đề cho vật nuôi và cả con người.

Tuy nhiên, ve chó mèo chỉ vô tình ký sinh trên cơ thể con người vì con người không phải vật chủ chính của loài côn trùng này. Chúng sẽ chui vào các hốc tai, hốc mũi, hốc mắt,… để hút máu vật chủ và đẻ trứng.

Ve chó mèo
Ve chó mèo hút máu và đẻ trứng trong hốc tai

loại côn trùng có ích cho cây trồng 

Trong tự nhiên, không phải tất cả các loài côn trùng đều gây hại cho cây trồng. Thực tế, nhiều loài côn trùng đóng vai trò thúc đẩy quá trình phát triển và tăng trưởng cho cây như các loài bọ, ong, bướm và giun đất. 

Các loài bọ

Bên cạnh những loài sâu bọ gây hại cho cây trồng, cũng có nhiều loài bọ có ích, bảo vệ vườn cây và cân bằng hệ sinh thái. Dưới đây là vài ví dụ tiêu biểu:

  • Bọ đuôi kìm: Đây là “hung thần” của các loại sâu bọ gây hại như sâu đục thân, sâu ăn lá, rệp vừng,… Nhờ khả năng di chuyển linh hoạt và càng kìm khỏe khoắn, chúng tiêu diệt hiệu quả kẻ thù, bảo vệ vườn cây khỏi nguy cơ bị tàn phá.
  • Bọ hung: Chúng hoạt động ngày đêm, chăm chỉ phân hủy xác chết động vật và thức ăn thừa. Nhờ vậy, bọ hung góp phần cải thiện chất lượng đất, cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng phát triển khỏe mạnh. 
  • Bọ rùa: Bọ rùa là khắc tinh tiêu diệt rệp, rệp vừng và rệp sáp, góp phần kiểm soát quần thể rệp hiệu quả và bảo vệ vườn cây khỏi bị phá hoại. Ngoài ra, loài côn trùng này khá thân thiện, nuôi chúng hoàn toàn không gây hại cho người. 
  • Bọ cánh cứng: Chúng chuyên săn mồi các loại sâu bọ gây hại cho cây trồng, từ đó bảo vệ vườn cây khỏi bị tấn công. Bên cạnh đó, bọ cánh cứng còn thúc đẩy quá trình thụ phấn cho hoa, giúp cây trồng ra hoa kết trái hiệu quả và nhanh chóng hơn. 
Các loài bọ
Những loài bọ mang đến nhiều lợi ích cho cây trồng

Ong và Bướm  

Ong và bướm tuy nhỏ bé nhưng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì hệ sinh thái và mang lại nhiều lợi ích cho cây trồng.  

  • Ong: Ong có khả năng thụ phấn rất tốt, chúng bay từ hoa này sang hoa khác, chuyển phấn hoa và đẩy nhanh quá trình thụ phấn diễn ra hiệu quả. Từ đó, giúp cây tăng cường sinh sản, cải thiện chất lượng và sản lượng nông sản. Ngoài ra, ong còn góp phần duy trì đa dạng sinh học khi hỗ trợ sự phát triển của nhiều loại thực vật khác nhau.
  • Bướm: Với vẻ ngoài xinh đẹp, bướm đóng vai trò quan trọng trong quá trình thụ phấn. Khi bay lượn từ hoa này sang hoa khác để tìm kiếm mật, bướm đồng thời vận chuyển phấn hoa và kích thích cây phát triển.  
Ong và Bướm
Ong và bướm vừa làm đẹp hệ sinh thái vừa thụ phấn cho cây

Giun đất 

Tuy có hình dành khá đáng sợ nhưng giun đất là người bạn không thể thiếu của người nông dân. Chúng có khả năng cải thiện chất lượng đất đáng kể, từ đó thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh của cây trồng. Đồng thời, giúp cải thiện khả năng thoát nước và thông khí của đất, ngăn ngừa hiện tượng ngập úng và thiếu oxy cho rễ cây.

Ngoài ra, giun đất còn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì độ PH cân bằng cho đất. Chúng tiêu hóa các chất hữu cơ và phân giải các chất khoáng, giúp giữ cho đất có độ PH ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng hấp thụ các dưỡng chất cần thiết. 

Giun đất
Giun đất cải thiện tình trạng đất rất tốt và cân bằng độ PH

Như vậy, PestMen đã tổng hợp danh sách những loài côn trùng phổ biến hiện nay. Dù là côn trùng có lợi hay có hại, chúng đều là những sinh vật quan trọng trong hệ sinh thái tự nhiên. Hy vọng bài viết trên đã giúp người đọc có nhiều kiến thức thú vị từ những điều kỳ diệu mà thiên nhiên ban tặng. 

 

Danh mục

Hỗ trợ khách hàng