Muỗi là gì? Tác hại & Những sự thật thú vị về loài muỗi 

Chúng ta thường ví von muỗi như “kẻ thù số 1 của con người”, bởi những vết cắn ngứa ngáy, khó chịu và tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, thế giới loài muỗi ấn chứa vô số điều thú vị mà ít người để ý. Hãy cùng PESTMEN khám phá ngay để hiểu rõ hơn về loài sinh vật này nhé!

Muỗi là gì?

Muỗi là loài côn trùng thuộc bộ hai cánh (Diptera), họ Culicidae với hơn 3.600 loài được ghi nhận trên thế giới. Chúng có kích thước nhỏ bé, thường chỉ dài vài mm, thân thon dài và có màu xám hoặc nâu.

Trên thực tế, muỗi là loài động vật nguy hiểm nhất hành tinh, gây ra hàng trăm nghìn ca tử vong mỗi năm do truyền các bệnh truyền nhiễm như sốt rét, sốt xuất huyết, Zika, viêm não Nhật Bản,….

Trong tự nhiên, muỗi lại là nguồn thức ăn quan trọng cho nhiều loài động vật như chim, dơi, cá và ếch. Tuy nhiên, lợi ích của muỗi không thể bù đắp được cho những tác hại mà chúng gây ra cho sức khỏe con người.

Muỗi là gì?
Muỗi là loài côn trùng thường bắt gặp trong cuộc sống hàng ngày

Vòng đời của loài muỗi

Vòng đời của muỗi trải qua 4 giai đoạn: trứng, ấu trùng, nhộng và trưởng thành.

Vòng đời của loài muỗi
Vòng đời của muỗi trải qua 4 giai đoạn: trứng, ấu trùng, nhộng và trưởng thành

Giai đoạn 1: Trứng

Vòng đời của muỗi bắt đầu từ những quả trứng nhỏ xíu, dài khoảng 0,5 mm, được muỗi cái đẻ trên mặt nước tĩnh lặng. Trứng muỗi có thể có nhiều màu sắc khác nhau, từ trắng, nâu đến đen, tùy thuộc vào loài muỗi. Sau khi được đẻ, trứng muỗi sẽ trải qua giai đoạn ủ trong vòng 48 đến 96 giờ.

Giai đoạn 2: Ấu trùng (Bọ gậy)

Ấu trùng muỗi (còn được gọi là bọ gậy) đây là những sinh vật nhỏ bé, thon dài với đầu có cặp mắt kép và ống thở. Chúng sinh sống trong môi trường nước, di chuyển bằng cách uốn éo cơ thể và sử dụng ống thở để lấy oxy.

Bọ gậy trải qua 4 lần lột xác để phát triển, mỗi lần như thế kích thước cơ thể lại tăng lên đáng kể. Cho đến lần lột xác cuối cùng, chúng dần dần chuyển hóa thành nhộng và bước sang giai đoạn thứ 3. Thời gian chuyển giao giữa 2 giai đoạn này kéo dài khoảng 7 – 14 ngày, tuỳ vào thời tiết và môi trường.

Giai đoạn 3: Cung quăng (Nhộng)

Nhộng có hình dạng cong cong, màu nâu sẫm và thường nổi lên trên mặt nước để thở. Mặc dù không tiêu thụ thức ăn nhiều như ấu trùng nhưng nhộng vẫn phát triển ổn định và có nhiều thay đổi nho nhỏ. Khả năng di chuyển trong nước cũng nhanh hơn và xa hơn nhờ vào cái đuôi quẫy liên tục về phía trước.

Giai đoạn này khá ngắn, chỉ 1 – 2 ngày, là thời điểm quan trọng để muỗi hoàn thiện cấu trúc cơ thể và chuẩn bị lột xác ngoạn mục thành muỗi trưởng thành.

Giai đoạn 4: Muỗi trưởng thành

Cuối cùng, nhộng muỗi sẽ lột xác lần cuối cùng, thoát khỏi lớp vỏ và trở thành muỗi trưởng thành. Muỗi trưởng thành có thân hình thon dài, 4 cánh mỏng và 3 đôi chân. Chúng có khả năng bay lượn linh hoạt và sở hữu khứu giác cực kỳ nhạy bén để dễ dàng phát hiện con mồi là động vật có máu nóng.

bệnh phổ biến xảy ra khi bị muỗi đốt

Theo số liệu từ WHO, mỗi năm có đến 750.000 người tử vong do các bệnh truyền nhiễm qua đường muỗi đốt. Con số này là lời cảnh tỉnh cho chúng ta về tác hại to lớn mà muỗi gây ra.

Bệnh sốt xuất huyết

Vết đốt của muỗi vằn có thể tiêm truyền virus Dengue vào cơ thể, gây ra căn bệnh sốt xuất huyết. Bệnh thường xuất hiện với các triệu chứng như sốt cao, nhức đầu dữ dội, đau cơ, khớp, phát ban,… Nghiêm trọng hơn, sốt xuất huyết có thể dẫn đến biến chứng xuất huyết nặng, sốc Dengue và tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là căn bệnh có nguy cơ gây tử vong cao

Bệnh sốt rét

Muỗi Anopheles là thủ phạm lan truyền ký sinh trùng sốt rét và gieo rắc nỗi kinh hoàng cho con người qua hàng thế kỷ. Bệnh có triệu chứng với các cơn sốt theo chu kỳ, phổ biến là sốt rét 3 ngày và sốt rét ác tính. Nếu không được điều trị sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm như suy gan, suy thận, hôn mê và tử vong.

Căn bệnh nguy hiểm Virus Zika

Virus Zika tuy ít phổ biến hơn so với sốt xuất huyết, lại tiềm ẩn nguy cơ cao gây ra những dị tật bẩm sinh nghiêm trọng cho thai nhi, đặc biệt là microcephaly (tật đầu nhỏ).

Triệu chứng của bệnh Zika thường nhẹ và dễ nhầm lẫn với các bệnh do virus khác, bao gồm sốt nhẹ, phát ban, đau đầu, đau cơ và khớp. Tuy nhiên, thai nhi bị nhiễm Zika có thể gặp các dị tật bẩm sinh như microcephaly, gây chậm phát triển não bộ, thị lực và thính giác.

Căn bệnh nguy hiểm Virus Zika
Virus Zika dù ít phổ biến nhưng tiềm ẩn nhiều di chứng nặng

Bệnh truyền nhiễm sốt Chikungunya

Cũng lây truyền qua muỗi Aedes, bệnh Chikungunya mang đến những cơn sốt dữ dội, đau nhức cơ khớp dữ dội, khiến người bệnh kiệt sức và khó chịu. Mặc dù ít nguy hiểm đến tính mạng như sốt xuất huyết, Chikungunya có thể gây ra các biến chứng lâu dài như viêm khớp mãn tính và ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể trạng sức khoẻ.

Sốt Rift Valley

Sốt Rift Valley thường xuất hiện chủ yếu ở châu Phi, Trung Đông và vài khu vực ở châu Á. Bệnh có triệu triệu chứng giống cúm như sốt, đau đầu, đau cơ và khớp. Nguy hiểm hơn, virus có thể tấn công hệ thần kinh, gây ra các triệu chứng như viêm não, viêm màng não và thậm chí tử vong.

Căn bệnh phổ biến – Viêm não Nhật Bản

Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus lây truyền qua muỗi Culex, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Theo tổ chức WHO, mỗi năm chạm móc gần 50.000 ca bệnh JEV, trong đó 10.000 – 15.000 ca tử vong.

Bệnh thường khởi đầu với các triệu chứng nhẹ như sốt, nhức đầu, buồn nôn và nôn mửa. Nhưng nếu trở nặng, người bệnh có thể đối mặt với nguy cơ nghiêm trọng như viêm não, co giật, hôn mê và khó giữ được tính mạng.

Căn bệnh phổ biến - Viêm não Nhật Bản
Viêm não Nhật Bản do muỗi Culex lây truyền bệnh

Sốt vàng da – Căn bệnh truyền nhiễm

Sốt vàng da là bệnh gây ra bởi muỗi Aedes, lưu hành chủ yếu ở khu vực Nam Mỹ và Châu Phi. Biểu hiện của bệnh bắt đầu từ sốt cao, nhức đầu, đau cơ và khớp, buồn nôn và nôn mửa. Sau 3-4 ngày, các triệu chứng sẽ giảm bớt, tỷ lệ tử vong dao động khoảng 10% đến 50%, tùy thuộc vào tình trạng người bệnh.

Sốt Dirofilaria Immitis

Đây là bệnh do giun sán Dirofilaria Immitis lây truyền qua muỗi, thường gặp ở chó mèo và hiếm khi lây sang người. Tuy nhiên, khi ấu trùng giun xâm nhập vào cơ thể người qua vết muỗi đốt, chúng có thể di chuyển đến tim và phổi, gây ra các triệu chứng nguy hiểm.

Sốt Dirofilaria Immitis
Sốt Dirofilaria Immitis gây ảnh hưởng trực tiếp đến phổi

Dùng cách nào để hạn chế muỗi đốt?

Hiểu được mối nguy hiểm tiềm ẩn từ muỗi, chúng ta phải chủ động phòng ngừa với những cách sau đây:

  • Thuốc xịt muỗi: Có khả năng tiêu diệt muỗi ngay khi tiếp xúc, giúp làm giảm số lượng muỗi trong khu vực nhanh chóng.
  • Mùi hương đuổi muỗi: Các loại cây phổ biến như sả, húng lủi, bạc hà,… có thể trồng trong nhà hoặc đặt tinh dầu trong máy khuếch tán.
  • Muỗi biến đổi gen: Đây là phương pháp phòng chống muỗi tiên tiến sử dụng kỹ thuật di truyền để thay đổi gen muỗi, khiến chúng không thể sinh sản hoặc lây truyền bệnh.

Những mẹo vặt làm hạn chế tình trạng muỗi đốt

cách tiêu diệt muỗi phổ biến hiện nay

Ngày này, có rất nhiều cách tiêu diệt muỗi để bảo vệ môi trường sống an lành cho bản thân và gia đình. Cụ thể như sau:

Sử dụng thuốc xịt muỗi

Loại thuốc này chứa các hóa chất như pyrethroid hoặc DEET, có khả năng tiêu diệt muỗi ngay lập tức khi tiếp xúc. Những loại thuốc này có thể phát huy hiệu quả ngay trong vòng vài phút, tùy thuộc vào sản phẩm và nồng độ hoạt chất. Thường thì, muỗi sẽ chết trong khoảng 3-5 phút sau khi tiếp xúc với thuốc xịt.

Sử dụng nhang đuổi muỗi

Nhang đuổi muỗi là biện pháp truyền thống được sử dụng phổ biến để tiêu diệt muỗi. Nhang thường được làm từ các nguyên liệu tự nhiên như sả, quế, trầm hương,… có tác dụng đuổi muỗi và tạo hương thơm dễ chịu.

Sử dụng nhang đuổi muỗi
Dùng nhang đốt vừa rẻ vừa đuổi muỗi hiệu quả

Vệ sinh, tắm rửa trước khi ngủ

Theo nghiên cứu, muỗi thường bị thu hút bởi mùi mồ hôi và khí carbon dioxide do con người thải ra. Do đó, hãy vệ sinh cá nhân, tắm rửa trước khi ngủ để loại bỏ mùi mồ hôi và hạn chế muỗi đến gần.

Lựa chọn quần áo phù hợp

Khi đi ra ngoài vào buổi tối, hãy lựa chọn quần áo dài tay để tránh bị muỗi đốt. Ngoài ra, quần áo màu sáng ít thu hút muỗi hơn so với quần áo màu tối. Vì vậy, bạn nên ưu tiên chọn trang phục có màu trắng, màu be hoặc các màu sáng khác.

Lựa chọn quần áo phù hợp
Biết cách phối quần áo phù hợp để tránh muỗi

Xịt nước hoa

Trước khi đi ngủ, hãy xịt những loại nước hoa có vị kẹo ngọt, trái cây hoặc hương thơm thanh mát. Trên thực tế, chúng có tác dụng không khác gì những loại xịt muỗi thông thường và có thể kéo dài hiệu quả trong 2 tiếng đồng hồ.

Tận dụng tinh dầu và chanh tươi

Để xua tan muỗi, hãy mix ngay vài giọt tinh dầu với nước cốt chanh tươi rồi xịt quanh nhà hoặc lên da. Các loại tinh dầu như sả, bạch đàn hay lavender kết hợp với chanh sẽ tạo ra mùi hương mà muỗi ghét cay ghét đắng.

Bôi tinh dầu tỏi

Cuối cùng, tinh dầu tỏi chính là vũ khí không thể bỏ qua để đối phó với những con muỗi nguy hiểm. Chỉ cần bôi tinh dầu tỏi (đã pha loãng với nước) lên da, đặc biệt là những vùng muỗi hay cắn như cổ tay, cổ chân. Sau đó, chờ thấm trong ít phút và mùi hương đặc trưng của tỏi sẽ khiến lũ muỗi “sợ xanh mặt”.

Bôi tinh dầu tỏi
Dùng tinh dầu tỏi để khiến muỗi tránh xa cơ thể

Những sự thật thú vị xoay quanh loài muỗi

Nhắc đến muỗi, ai cũng cảm thấy khó chịu nhưng vẫn có nhiều sự thật thú vị mà ít người biết đến.

Muỗi cái mới có khả năng hút máu

Nghe có vẻ kỳ lạ, nhưng chỉ có muỗi cái mới cá khả năng hút máu để sản xuất trứng. Muỗi đực hoàn toàn vô hại, chúng chỉ tập trung vào hút mật hoa để duy trì năng lượng. Vậy nên, những vết cắn ngứa ngáy bạn phải chịu đựng chính là chiến lợi phẩm của những bà mẹ muỗi đang dốc sức vì con cái.

Muỗi bị thu hút bởi khí CO2

Nhờ vào khả năng đánh hơi nhạy bén, muỗi có thể phát hiện ra khí CO2 từ khoảng cách xa tới 30 mét. Đây chính là lý do vì sao chúng ta thường xuyên trở thành mục tiêu của muỗi, bởi lượng CO2 mà chúng ta thở ra khi hít thở.

Muỗi bị thu hút bởi khí CO2
Muỗi thường bị hấp dẫn bởi khí CO2 trong không khí

Muỗi di chuyển khá chậm

Mặc dù hơi mâu thuẫn nhưng muỗi di chuyển với tốc độ khá chậm, chỉ từ 1,6 đến 2,4 km/h. Thậm chí, tốc độ bay của chúng còn chậm hơn cả rùa! Vậy tại sao chúng ta lại cảm thấy khó khăn trong việc bắt muỗi đến vậy?

Câu trả lời nằm ở kỹ năng bay điêu luyện của loài côn trùng nhỏ bé này. Nhờ vào cấu tạo đặc biệt của cánh và cơ quan giữ thăng bằng, muỗi có thể bẻ lái gấp, xoay chuyển 180 độ chỉ trong tích tắc.

Mùi chocolate làm muỗi “bối rối”

Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, mùi chocolate có khả năng gây nhiễu hệ thống định vị của muỗi. Cụ thể, muỗi thường sử dụng khí CO2 do con người thở ra để xác định vị trí con mồi. Tuy nhiên, những mùi hương nhất định như bạc hà, trái cây, chocolate caramel, vani,… lại có thể che lấp mùi CO2 này, khiến muỗi “bối rối” và mất phương hướng.

Mùi chocolate làm muỗi "bối rối"
Mùi chocolate làm muỗi bị mất khả năng xác định phương hướng

Muỗi đực tạo âm thanh như “đàn guitar”

Đúng vậy, muỗi đực sử dụng âm thanh như “chiến lược tán tỉnh” độc đáo để thu hút muỗi cái. Có thể ví von âm thanh của muỗi đực như tiếng đàn guitar mini, với những giai điệu nhẹ nhàng, du dương. Tuy nhiên, đối với con người, âm thanh này lại trở nên “vo ve” và khó chịu.

Như vậy, PESTMEN đã tổng hợp tất tần tật thông tin về muỗi , những loại bệnh lây nhiễm và cách phòng chống hiệu quả. Dù có nhiều điều thú vị về loài côn trùng ngày nhưng không thể phủ nhận chúng thật sự nguy hiểm.

 

Danh mục

Hỗ trợ khách hàng